Ngày nay, với việc hội nhập với nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang dần chuyển mình để hướng đến phát triển mảng xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa. Điều này, càng cho thấy tầm quan trọng của Logistics không chỉ cho thị trường trong nước mà cho thị trường quốc tế. Qua bài viết này, Thành Nam sẽ hướng dẫn chuyên sâu từ A – Z cho bạn đọc hiểu về: Logistics là gì? Logistics bao gồm những gì? Ý nghĩa và Vai trò của Logistics.
1. Logistics là gì?
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp – logistikos – phản ánh môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu.
Công việc logistics hoàn toàn không phải là lĩnh vực mới mẻ. Từ thủa xa xưa, sau mùa thu hoạch người ta đã biết cách cất giữ lương thực để dùng cho những lúc giáp hạt. Tơ lụa từ Trung Quốc đã tìm được đường đến với khắp nơi trên thế giới. Nhưng do giao thông vận tải và các hệ thống bảo quản chưa phát triển, nên các hoạt động giao thương còn hạn chế. Thậm chí, ngày nay ở một vài nơi trên thế giới vẫn còn những cộng đồng sống theo kiểu tự cung tự cấp, mà không có trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Lý do chính là ở đó thiếu một hệ thống hậu cần phát triển hợp lý và hiệu quả (lack of well-developed and inexpensive logistics system).
Theo từ điển Oxford thì Logistics trước tiên là “Khoa học của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”. Napoleon đã từng định nghĩa: Hậu cần là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động hậu cần sơ sài đã dẫn đến sự thất bại của vị tướng tài ba này trên đường tới Moscow vì đã căng hết mức đường dây cung ứng của mình. Cho đến nay, khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới
Theo Luật thương mại số 36/2005:
Logistics là một hoạt động, trong đó tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá.
Logistics được phiên âm theo tiếng Việt là “Lô-gi-stíc”
Định nghĩa Logicstics theo Hội đồng Quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC – The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
Tóm lại: Ta có thể hiểu đơn giản hơn, Logistics là một chuỗi các hoạt động xoay quanh các loại hàng hóa như: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá.
Ngoài giá mua vào của hàng hóa, thì các chi phí Logistics này cũng đóng một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Việc kiểm soát và tối ưu chi phí Logistics là một vấn đề rất cần thiết của mọi Công ty.
2. Logistics bao gồm những gì?
Cụ thể hơn, Theo điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, Logistics sẽ bao gồm các loại sau:
- Xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
- Kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Chuyển phát.
- Đại lý vận tải hàng hóa.
- Đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Vận tải hàng không.
- Vận tải đa phương thức.
- Phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Hỗ trợ vận tải khác.
- Các hình thức khác khác phù hợp theo quy định.
3. Ý nghĩa của Logistics:
Như đã nói ở trên, Chi phí Logistics chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong chi phí giá thành của sản phẩm, cũng như chi phí bán hàng. Nên nó chiếm ý nghĩa rất quan trọng. Doanh nghiệp nào kiểm soát tốt chi phí Logistics thì sẽ tối ưu được lợi nhuận, từ đó có tài chính để tiếp tục mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Logistics là bao gồm cả khâu đầu vào, và đầu ra của hàng hóa. Do đó, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng quy trình, đúng các điều kiện cần thiết.
- Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nhà cung cấp đến kho đúng vị trí, thời gian, kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến khách hàng kịp thời và đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra còn nhiều ý nghĩa khác, các bạn có thể để lại bình luận ở bên dưới để cùng chia sẻ nhé.
Một doanh nghiệp có quy trình Logistics tốt hoặc thuê được đơn vị thực hiện Dịch vụ Logistics tốt, sẽ đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được trơn tru, thông suốt, mang lại lòng tin, và uy tín đến với các khách hàng.
4. Phân loại Logistics theo hình thức:
Logistics được phân loại theo các hình thức sau đây:
- Firt Party Logistics (1PL): Logistics tự cấp, chủ hàng tự thực hiện và chịu trách nhiệm trong hoạt động Logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình.
- Second Party Logistics (2PL): Chủ hàng tự thực hiện 1 phần hoạt động Logistics, đồng thời thuê ngoài 1 phần dịch vụ Logistics trong chuỗi hoạt động của mình.
- Third Party Logistics (3PL): Logistisc thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
- Fourth Party Logistics (3PL): Chuỗi Logistics, dịch vụ logistics được cung cấp toàn diện từ khâu đầu vào đến đầu ra, tạo thành một “chuỗi” khép kín.
5. Phân loại Logistics theo Quá trình:
Theo quá trình, Logistics sẽ được phân loại như sau:
- Logistisc đầu vào (Inbound Logistics): Là các dịch vụ khâu đầu vào của doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu kho hàng hóa.
- Logistics đầu ra (Outbound Logistics): Là các dịch vụ khâu đầu ra của doanh nghiệp, cung cấp thành phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí để đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistics thu hồi (Reserve Logistics): Là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo cho quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu,… các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
6. Phân loại Logistics theo đối tượng hàng hóa:
Theo đối tượng hàng hóa, tập trung vào các mặt hàng có chi phí Logistics lớn, Logistics có thể được phân loại như sau:
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh
- Logistics ngành ô tô
- Logistics hóa cahats
- Logistics hàng điện tử
- Logistics dầu khí.
7. Vị trí và vai trò của logistics:
Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới các điểm dưới đây:
– Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường. Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế. Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được bán ra và phân phối hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ vừa qua. Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn. Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác. Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia. Tại Mỹ logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP. Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và, hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD. Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng.
– Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí và với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng, và việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu.
– Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối. Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp 10 logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế.
– Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước. Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics rẻ tiền và chất lượng cao. Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…
Qua bài viết này, Thành Nam đã chia sẻ từ A-Z chuyên sâu nhất về: Logistics là gì? Logistics bao gồm những gì? Ý nghĩa và Vai trò của Logistics.
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì về Logicstics là gì?, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.
Ngoài ra, nếu các bạn đang cần tìm một đơn vị thực hiện Dịch vụ Logistics Uy tín và chuyên nghiệp trên toàn quốc, hỗ trợ các bạn Tối ưu nhất các chi phí logistics thì hãy liên hệ với Thành Nam để được tư vấn nhanh nhất nhé. Hotline: 0945589666.